Xã hội Liên bang Đông Dương

Bàn đèn thuốc phiện được xem như một "công cụ" chính trong chính sách ngu dân ở Việt Nam của Pháp

Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu, cùng việc kinh doanh thuốc phiệnrượu như một đặc quyền của nhà nước.

Xã hội Việt Nam khi đối diện nền kinh tế mới của người Pháp biến đổi và phân hóa sâu sắc. Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủnông dân vẫn tồn tại và là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội, là tàn dư của nghìn năm phong kiến. Địa chủ sở hữu phần lớn ruộng đất. Dù chỉ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn nhưng địa chủ nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất.[cần dẫn nguồn] Một số dùng thế lực của Pháp để thủ lợi nhưng lòng yêu nước vẫn là động lực chống Pháp.

Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng 90% dân số), cũng là thành phần gánh chịu phần lớn phí tổn của nền Bảo hộ. Giai cấp công nhân nhỏ hơn, hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Họ tập trung ở các thành phố và khu vực khai thác mỏ.

Cũng tập trung ở thành thị là giai cấp tư sảntiểu tư sản bao gồm doanh nhân trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp, và cả nông nghiệp. Ngoài ra trong nhóm này cũng là giới học sinh, trí thức, thợ thủ công, công chức và những người làm nghề tự do.

Các thành phần xã hội tuy chung một khái niệm yêu nước nhưng cũng có khi đối chọi về kinh tế và văn hóa.

Dân cư

Bản đồ phân bố dân cư theo sắc tộc (dân tộc) trên bán đảo Đông Dương năm 1904.
NămDân số Liên bang Đông Dương[71]
192118.800.000
192620.500.000
193121.450.000
193623.030.000
194325.000.000

Vào đầu thế kỷ 20, thành phần dân cư của Liên bang Đông Dương gồm có người Việt, người Khmer, người Thái, người Chăm và các dân tộc thiểu số khác. Trong số đó, người Việt là đông nhất với 15 triệu người, kế đến là người Khmer với 1,3 triệu người, người Thái 1,1 triệu và người Chăm 100.000, số dân tộc thiểu số ước khoảng 500.000 người. Ngoài số này, còn có khoảng 300.000 người Hoa và các dân tộc châu Á khác, 15.000 người Âu và 40.000 người Âu lai Á. Tính tổng cộng, dân số của Liên bang Đông Dương vào khoảng 18.370.000 người, mật độ trung bình 24 người trên một km2.

Thị xãDân số vào năm 1930
Sài Gòn150.000[72]
Hà Nội100.000[73]
Hải Phòng100.000[73]
Huế80.000[74]
Phnom Penh75.000[75]
Nam Định50.000[73]
Đà Nẵng20.000[76]

Về phân bố dân cư, người Việt sống chủ yếu ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, người Khmer sống ở Campuchia, người Thái ở Lào, người Chăm ở Nam Kỳ và một phần Campuchia; những người thuộc dân tộc thiểu số sống rải rác dọc theo vùng núi cao trong lục địa.

Trong các sắc dân bản địa, người Việt có tổ chức xã hội cao hơn cả. Qua kinh nghiệm nhiều đời, họ đã có được những tập quán nông nghiệp phát triển, nhưng năng lực buôn bán yếu. Thương mại trên khắp Đông Dương nằm trong tay những người Hoa. Người Thái thích sống ở những vùng cao, với công việc chính là nuôi gia súc và săn bắn; họ kém văn minh hơn hẳn những người Việt. Người Khmer thì làm các nghề về gỗ, nông, ngư nghiệp, và săn bắn[55].

Trên pháp lý, người dân Đông Dương chia thành ba hạng. Đứng đầu là công dân Pháp (citoyens français) gồm những người Pháp và một số người bản xứ được nhập tịch. Thứ nhì là thuộc dân Pháp (sujets français) là dân Nam Kỳ và dân chúng của ba thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội. Hạng ba mới là dân bảo hộ (protégés français) tức là đại đa số dân chúng Trung, Bắc Kỳ, Lào, và Cao Miên.[77]

Di dân

Một hậu quả của chính sách nhà nước Bảo hộ khi hậu thuẫn việc thông thương với Trung Hoa là đà gia tăng số người Hoa nhập cảnh với nhiều ưu đãi.

NămSố người Trung Hoa nhập cảnh Đông Dương[78]
192319.800
192413.800
192515.200
192619.000
192731.100
192830.100

Từ tổng số 60.000 Hoa kiều vào cuối thế kỷ 19, đến năm 1921 thì số di dân người Hoa đã tăng thành 156.000 riêng ở Nam Kỳ[79] Họ nắm tài lực và tận dụng khai thác hệ thống kinh tài khắp Đông Nam Á, nhất là ngành buôn gạo. Số thương gia tên tuổi lịch sử còn ghi lại có Wang-Tai, Hui Bon Hoa (tục gọi là "chú Hỏa"), Quách Đàm (xây chợ Bình Tây).[80] Đến năm 1937 trong suốt ba Kỳ Trung, Nam, Bắc có 217.000 Hoa kiều, chiếm hơn 11% dân số.[81] Theo hiệp ước ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1885 và 1886 thì người Tàu ngụ cư ở Đông Dương hưởng quy chế ngoại nhân ưu đãi (etrangers bénéficiant d'un statut privilégié) được miễn sưu thuế, không phải bắt làm tạp dịch hay nhập ngũ lại được quyền đi lại tự do. Hơn nữa vì giữ quốc tịch Trung Hoa, quyền lợi của họ có chính phủ Bắc Kinh bênh vực.[82] Cộng đồng người Hoa tổ chức theo nguyên quán, tục gọi là bang (tiếng Pháp: congrégation). Vào năm 1885 thì có bảy bang ở Nam Kỳ nhưng sau đó gộp lại thành năm bang căn cứ theo nguyên quán: Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều Châu, và Hẹ.[83] Ước tính dân số (1950) Hoa kiều của ba kỳ: Bắc, Trung, Nam thì có 337.500 người nói tiếng Quảng Đông, 225.000 nói tiếng Tiều, 75.000 nói tiếng Hẹ, 60.000 nói tiếng Phúc Kiến và 30.000 nói tiếng Hải Nam, tổng cộng là 727.500.[84]

NămSố Hoa kiều ở Đông Dương
cuối thế kỷ 1960.000
1921156.000 (riêng Nam Kỳ)
1937217.000 (Việt Nam)
1950727.500 (Việt Nam)

Trong khi triều đình Huế phân biệt người Việt và Minh Hương, chính quyền Bảo hộ gộp người Minh Hương (hơn 80.000 vào năm 1944) vào bộ tịch người Việt.[84] Ngoài ra có khoảng 5.000 Ấn kiều từ các thuộc địa của Pháp bên Ấn Độ. Giống như người Hoa, người Ấn đại đa số là thương nhân, cùng làm nghề cho vay nặng lãi.[85]

Số người Âu châu đến cuối thập niên 1930 là 39.000, đa số người Pháp, nắm giữ địa vị then chốt chính trị và kinh tế trong ba ngành xuất cảng gạo, cao su, và khoáng sản.[86] Ba nhóm ngoại kiều Pháp, Hoa và Ấn tập trung ở thành thị trong khi dân bản xứ phần lớn sinh sống ở nông thôn.

Một chính sách di dân nữa được đề ra là việc mộ dân ở Bắc và Trung Kỳ đưa vào Nam làm phu đồn điền cao su hoặc nông trại miền núi Cao nguyên Trung Kỳ hay thượng du Bắc Kỳ.[87] Riêng niên khóa 1926-27, 35.000 người dân từ Bắc và Trung Kỳ được mộ làm phu và đưa vào Nam Kỳ làm công trong các đồn điền.[88] Người Việt cũng được khuyến khích di cư sang Lào và Cao Miên.[89] Thống kê năm 1908 ghi nhận 60.000 người Việt trên đất Miên.[90] Đến năm 1921 thì tổng số người Việt ở Cao Miên là hơn 140.000[79] và 191.000 vào năm 1937.[91] Cùng thời gian sau đó vào cuối thập niên 1930 thì số người Việt ở Lào đã tăng lên gần 40.000.[92] Một số khác được đưa sang Tân Đảo và đảo Tân Thế giới làm phu mỏ và đồn điền của Pháp.

Giáo dục

Cuốn Tự học Pháp thoại tiệp kính tức Phép học một mình chóng thông tiếng Tây do Henri Oger soạn để dạy người Việt học tiếng Pháp vào đầu thế kỷ 20, in ở Hà Nội

Một hậu quả khác rất đáng kể của cuộc bảo hộ đối với người Việt là việc thay đổi toàn diện về học thuật. Ở Nam Kỳ ngay từ năm 1867 người Pháp đã ngưng hẳn thể chế khoa cử bằng chữ Nho và đến năm 1878 thì các công văn bằng chữ Nho cũng bị loại bỏ, thay bằng chữ Phápchữ Quốc ngữ.[93] Trường sở tại Nam Kỳ bắt đầu áp dụng theo mẫu trường công ở Pháp từ năm 1879.[94] Tuy nhiên ở Trung và Bắc Kỳ thì chữ Nho tiếp tục được giảng dạy dưới sự vận động của Giám đốc Học chính Gustave Dumoutier.[95]

Cải cách năm 1908

Đến năm 1908 thì Hội đồng Cải cách Học vụ (Conseil de Perfectionnement de l'enseignement indigène, lập năm 1905) thời Toàn quyền Beau lập Học bộ tức Nha Giám đốc Học chính (Direction de l'Enseignement) dưới sự điều hành của Henri Gourdon và quy hoạch lại việc giáo dục ở Trung và Bắc Kỳ, chia thành ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học.

  • Ấu học thì giao cho xã thôn dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ; ai đậu thì gọi là "tuyển sinh."
  • Tiểu học thì do phủ huyện có huấn đạogiáo thụ đảm trách, tiếp tục dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ và có thể tình nguyện học thêm chữ Pháp chứ không bắt buộc;
  • Trung học thì do quan đốc học ở tỉnh lỵ trông coi và dạy chữ Quốc ngữtiếng Pháp. Đây bước đầu của chữ Quốc ngữ trong ngành giáo dục của người Việt.

Tổng số trường học ở Trung và Bắc Kỳ là khoảng 15.000 với 200.000 học sinh.[94] Bắt đầu từ khoa thi hương năm 1909 thì thí sinh phải biết chữ Quốc ngữ để làm bài.[96] Ở Hà Nội thì có thêm trường Bảo hộ và Huế thì có trường Hậu bổ cùng với trường Quốc học sẵn có để đào tạo thêm nhân sự.[93]

Cải cách năm 1915

Năm 1915 thì Bắc Kỳ rồi năm 1918 Trung Kỳ cũng theo Nam Kỳ bỏ khoa cử để theo chương trình do Nha Học chính Đông Dương soạn ra tức bộ học luật (Code de l'instruction publique) ban hành ngày 21 Tháng 12 năm 1917.[97] Theo đó thì tiếng Pháp được đưa vào giáo trình từ bậc tiểu học. Tiểu học chia thành ba cấp:

  • Sơ học (ba năm, đỗ bằng Sơ học yếu lược Certificat d'etudes primaires Franco-Indigènes, viết tắt là CEPFI),
  • Tiểu học (ba năm, đỗ bằng Cơ thủy Certificat d'etudes elementaires), và
  • Cao đẳng tiểu học (bốn năm, đỗ bằng Cao đẳng tiểu học Diplôme d'études primaires supérieures).

Tính đến năm 1938 thì toàn cõi Đông Dương có 406.669 học sinh tiểu học (tỷ số 1/5 số trẻ em ở tuổi đi học). Đại đa số ghi danh học trường công nhưng cũng có khoảng 60.000 học sinh theo học ở các tư thục, trong đó 36.000 do Giáo hội Công giáo huấn luyện tại 650 trường sở.[98]

Trung học (ba năm) thì chỉ có bốn trường (lycée) đặt ở Phnôm Pênh (lycée Sisowath, 1935), Huế (lycée Khai-Dinh, 1936), Sài Gòn (lycée Petrus-Ky) và Hà Nội (lycée du Protectorat) mà thôi. Học xong hai năm thì thi lấy bằng Tú tài bản xứ.[99] Ba năm thì lấy bằng baccalauréat. Bằng baccalauréat được công nhận tương đương với bên chính quốc kể từ năm 1930.[100] Số người đậu bằng baccalauréat rất ít oi, như năm 1942 tổng cộng chỉ có 75 người.[94]

Đại học thì có mở chỉ một cơ sở là Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội khai giảng từ năm 1907 nhưng hoạt động gián đoạn đến năm 1917 mới tái tục. Điểm đáng lưu ý là chứng chỉ do Đại học Đông Dương cấp không được công nhận là tương xứng với các trường đại học bên Pháp. Sinh viên Đông Dương muốn sang Pháp học cũng bị gây khó dễ và hạn chế.[101]

Năm 1924 mở khóa học đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương với hai phân khoa: 1) hội họa, điêu khắc & trang trí, 2) kiến trúc.[102]

Phnôm Pênh thì người Pháp lập trường Bảo hộ từ năm 1893. Đến năm 1905 thì đổi thành Collège Sisowath.[103]

Những cải cách của chính quyền Pháp chỉ một phần là để nâng cao kiến thức dân chúng nhưng còn có dụng ý là để chuyển hướng tư duy của đại chúng. Thay vì trông đợi vào giới sĩ phu truyền thống dẫn dắt, nay người dân thường sẽ có nhà nước Bảo hộ đào tạo kiến thức. Đối với người Việt thì nguồn tư duy đáng sợ cho chính quyền Đông Pháp là Nho học và luồng tư tưởng xâm nhập từ Trung Hoa và Nhật Bản qua các sách vở Hán văn. Đối với Miên và Lào thì tin tức từ Xiêm là mối đe dọa.[104] Vì vậy người Pháp đã dồn nhiều nỗ lực vào việc cải tổ nền giáo dục bản xứ. Một chứng cứ là sách giáo khoa thời Pháp không dùng danh từ "Việt Nam" mà chỉ nhắc đến "Đông Pháp" và các xứ lệ thuộc[100]

Nghiên cứu, khoa học, & kỹ thuật

Henri Mouhot, nhà khoa học và thám hiểm Pháp ở Đông Dương.

Chính phủ Bảo hộ cho thành lập một số cơ sở khoa học ở Đông Dương như Viện Pasteur (Institut Pasteur de Saigon, 1890 & Nha Trang, 1895)[105], Nha Địa chất (Service géologique, 1918), Viện Canh nông Thuộc địa (Institut agronomie coloniale, 1918), Viện Hải dương học (Institut océanographique, 1922).[106]

Bác sĩ Alexandre Yersin qua Viện Pasteur đã có nhiều đóng góp về căn bệnh dịch hạch. Ông chọn sống tại Nha Trang, Trung Kỳ nơi ông tiếp tục những cuộc thí nghiệm khoa học cho đến khi mất.

Nhà thương theo y học Tây phương đầu tiên ở Đông Dương là nhà thương Chợ Quán, bắt đầu hoạt động năm 1864 nhưng phải đợi đến năm 1914 thì số lượng y sĩ mới đủ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ y khoa thường xuyên.[22]

Về văn hóa và lịch sử thì có Viện Viễn Đông Bác cổ (École française d'Extrême-Orient) lập năm 1900 ở Sài Gòn để nghiên cứu, thu thập, và lưu trữ nhiều cổ vật cùng khai quật các di chỉ khảo cổ. Năm 1902 thì Viện này chuyển ra Hà Nội với chi nhánh ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Nam Vang, và Battambang.[107]

Một trong những "khám phá" lớn nhất trong ngành khảo cổ vào thời điểm này là cuộc khai quật di tích Angkor Wat được nhà khoa học Henri Mouhot ghi lại và phổ biến đến thế giới Tây phương. Cổ hơn thì năm 1923 khai quật được di chỉ Đông Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa nơi khám phá ra một số trống đồng tiêu biểu cho thời đại cổ đại của người Việt.[108]

Henri Parmentier thì có công khảo cổ trong việc nghiên cứu giải mã các cổ vật và di tích Chiêm Thành.

Bốn viện bảo tàng lớn được thành lập để lưu trữ các di vật văn hóa:[94]

  • Viện Bảo tàng Albert Sarraut (1920) ở Nam Vang
  • Viện Bảo tàng Khải Định (1923) ở Huế
  • Viện Bảo tàng Louis Finot (1926) ở Hà Nội
  • Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse (1927) ở Sài Gòn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên bang Đông Dương http://74.6.239.67/search/cache?ei=UTF-8&p=opium+i... http://74.6.239.67/search/cache?ei=UTF-8&p=paracel... http://74.6.239.67/search/cache?ei=UTF-8&p=sino+fr... http://www.alstewart.com/history/sampan.htm http://cothommagazine.com/index.php?option=com_con... http://books.google.com/books?id=1I4HOcmE4XQC&pg=P... http://books.google.com/books?id=iF3MG43x--0C&pg=P... http://books.google.com/books?id=o1t8-EjWyrgC&pg=P... http://books.google.com/books?id=pVNaoUu7veUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=v5YlBtzklvQC&pg=P...